TÌM HIỂU PHÁP LUẬT VỀ
BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC
Bài dự thi được coi là hợp lệ khi người dự thi trả lời đủ 26 câu hỏi trong 45 phút. Bạn đã sẵn sàng chưa?
Trong trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được gửi đến mà không thực hiện đúng quy định bảo vệ bí mật nhà nước thì việc nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện như thế nào?
Đáp án: C. Căn cứ pháp lý: Điểm c khoản 2 Điều 4 của Nghị định số 26/2020/NĐ-CP ngày 28/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước quy định: “Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được gửi đến mà không thực hiện đúng quy định bảo vệ bí mật nhà nước thì chuyển đến lãnh đạo cơ quan, tổ chức nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước hoặc người có tên trên phong bì (đối với trường hợp gửi đích danh) giải quyết, đồng thời phải thông báo nơi gửi biết để có biện pháp khắc phục. Nếu phát hiện tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước gửi đến có dấu hiệu bóc, mở bì hoặc bị tráo đổi, mất, hư hỏng thì người nhận phải báo cáo ngay người đứng đầu cơ quan, tổ chức để có biện pháp xử lý”.
Theo quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018, người trực tiếp quản lý bí mật nhà nước có trách nhiệm gì ?
Đáp án: C. Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 26 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018 quy định: “2. Người trực tiếp quản lý bí mật nhà nước có trách nhiệm sau đây: a) Thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này; b) Đề xuất người có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp để bảo vệ bí mật nhà nước do mình trực tiếp quản lý; c) Trường hợp phát hiện vi phạm trong hoạt động bảo vệ bí mật nhà nước thì người trực tiếp quản lý bí mật nhà nước phải có biện pháp xử lý và báo cáo người có trách nhiệm giải quyết, thông báo cho cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước biết để có biện pháp khắc phục; d) Trước khi thôi việc, chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc vì lý do khác mà không được phân công tiếp tục quản lý bí mật nhà nước thì phải bàn giao bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý và cam kết bảo vệ bí mật nhà nước đã quản lý.”
Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật nào ?
Đáp án: A. Căn cứ pháp lý: Khoản 5 Điều 8 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức quy định: “Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này, thuộc một trong các trường hợp sau đây: 5. Vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;”
Chủ thể nào có trách nhiệm xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước?
Đáp án: C. Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 10 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018 quy định: “Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xác định bí mật nhà nước, độ mật, phạm vi lưu hành, được phép hoặc không được phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. Trường hợp sử dụng bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức khác thì phải xác định độ mật tương ứng. Trường hợp thông tin trong cùng một tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc danh mục bí mật nhà nước có độ mật khác nhau thì xác định theo độ mật cao nhất” Ngoài ra, mục 1.1 Công văn số 4114/BCA-ANCTNB của Bộ Công an ngày 25/11/2022 về việc hướng dẫn thực hiện một số quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước cũng quy định: “Về thẩm quyền: khoản 2 Điều 10 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước quy định người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước. Tuy nhiên, trong hệ thống chính trị, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức là cấp giúp việc trực tiếp cho cấp trưởng, được cấp trưởng phân công phụ trách các phần việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền của cấp trưởng (thể hiện trong quy chế làm việc hay văn bản phân công công tác hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc quy chế, nội quy bảo vệ bí mật nhà nước); đồng thời cấp trưởng vẫn phải chịu trách nhiệm đối với phần việc đã phân công cho cấp phó. Do đó, cấp phó được ủy quyền của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cũng có trách nhiệm xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước đối với thông tin thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.”
Người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước (không thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 của Bộ luật Hình sự) thì bị xử lý hình sự như thế nào?
Đáp án: B, cụ thể Khoản 1 Điều 337 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước như sau: “1. Người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.”
Hành vi làm sai lệch, hư hỏng tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Đáp án: C. Căn cứ pháp lý: Điểm c Khoản 3 Điều 19 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình: “Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: c) Làm sai lệch, hư hỏng tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước;”
Nội dung nào sau đây là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý bí mật nhà nước?
Đáp án: D. Căn cứ pháp lý: Điều 25 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018 quy định về Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý bí mật nhà nước như sau: “1. Ban hành nội quy bảo vệ bí mật nhà nước trong cơ quan, tổ chức, trừ cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật này. 2. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy định của pháp luật và quy chế, nội quy về bảo vệ bí mật nhà nước trong cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý. 3. Chỉ đạo xử lý và kịp thời thông báo với cơ quan có thẩm quyền khi xảy ra lộ, mất bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý. 4. Tổ chức thu hồi tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi người được phân công quản lý bí mật nhà nước thôi việc, chuyển công tác, nghỉ hưu, từ trần hoặc vì lý do khác mà không được phân công tiếp tục quản lý bí mật nhà nước.”
Người nào dưới đây có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tuyệt mật”?
Đáp án: A Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 11 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018 quy định: “1. Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật bao gồm: a) Người đứng đầu cơ quan của Trung ương Đảng; người đứng đầu tổ chức trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng; b) Người đứng đầu cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; c) Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; d) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; đ) Tổng Kiểm toán nhà nước; e) Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; g) Người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội; h) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; i) Người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ; k) Bí thư tỉnh ủy, thành ủy và Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; l) Cấp trên trực tiếp của những người quy định tại các điểm a, b, c, h và i khoản này m) Người đứng đầu Văn phòng Kiểm toán nhà nước, đơn vị thuộc bộ máy điều hành của Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán nhà nước khu vực; n) Người đứng đầu tổng cục, cục, vụ và tương đương trực thuộc cơ quan quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản này, trừ người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; o) Người đứng đầu cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.”
Hành vi làm lộ bí mật nhà nước; làm mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền ?
Đáp án: D. Căn cứ pháp lý: Điểm a Khoản 4 Điều 19 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình: “4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Làm lộ bí mật nhà nước; làm mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;”
Chủ thể nào có thẩm quyền ban hành danh mục bí mật nhà nước?
Đáp án: B Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 9 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018 quy định: “Căn cứ vào quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Luật này, Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục bí mật nhà nước.”
Theo quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018, độ mật của bí mật nhà nước được thể hiện bằng?
Đáp án: B. Căn cứ pháp lý: Khoản 3 Điều 10 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018 quy định: “Độ mật của bí mật nhà nước được thể hiện bằng dấu chỉ độ mật, văn bản xác định độ mật hoặc hình thức khác phù hợp với hình thức chứa bí mật nhà nước.”
Hành vi đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông không đúng quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Đáp án: A Cơ sở pháp lý: Điểm b Khoản 4 Điều 19 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình: “4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: b) Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông không đúng quy định của pháp luật;”
Theo quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước nội dung nào dưới đây là đúng và đầy đủ nhất?
Đáp án: C. Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 3 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018 quy định: “Bảo vệ bí mật nhà nước là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân”.
Người soạn thảo, tạo ra thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước có trách nhiệm thực hiện như thế nào trong xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước?
Đáp án D. Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 26/2020/NĐ-CP ngày 28/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước quy định: “1. Người soạn thảo, tạo ra thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước phải đề xuất người đứng đầu cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước, độ mật của bí mật nhà nước, nơi nhận, số lượng bản phát hành, được phép hoặc không được phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước tại Tờ trình, Phiếu trình duyệt ký văn bản hoặc văn bản xác định độ mật của vật, địa điểm, lời nói, hoạt động chứa bí mật nhà nước và có trách nhiệm bảo vệ nội dung bí mật nhà nước trong quá trình soạn thảo, tạo ra. Tài liệu bí mật nhà nước phải thể hiện nơi nhận, số lượng bản phát hành, tên người soạn thảo, được phép hoặc không được phép sao, chụp ở mục nơi nhận của tài liệu. Trường hợp văn bản điện tử, người soạn thảo phải tạo dấu chỉ độ mật trên văn bản sau khi được người có thẩm quyền xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước; văn bản điện tử khi in ra để phát hành phải đóng dấu độ mật theo quy định.”
Đối với tài liệu không có nội dung bí mật nhà nước được cơ quan, tổ chức xác định đóng dấu mật thì xử lý như thế nào?
Đáp án: A Căn cứ pháp lý: Mục 4 Công văn số 4114/BCA-ANCTNB của Bộ Công an ngày 25/11/2022 về việc hướng dẫn thực hiện một số quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước quy định: “Đối với tài liệu không có nội dung bí mật nhà nước được cơ quan, tổ chức xác định đóng dấu mật: thì yêu cầu cơ quan, tổ chức đó có văn bản đính chính hoặc thu hồi bí mật nhà nước đã phát hành, không thực hiện quy trình giải mật theo quy định tại Điều 22 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước”.
Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước là bao nhiêu năm ?
Đáp án: B Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 19 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018 quy định: "Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước là khoảng thời gian được tính từ ngày xác định độ mật của bí mật nhà nước đến hết thời hạn sau đây: a) 30 năm đối với bí mật nhà nước độ Tuyệt mật; b) 20 năm đối với bí mật nhà nước độ Tối mật; c) 10 năm đối với bí mật nhà nước độ Mật”.
Nội dung nào sau đây là quy định về việc ban hành nội quy bảo vệ bí mật nhà nước đối với cơ quan, đơn vị có tổ chức cơ sở đảng?
Đáp án: A. Căn cứ pháp lý: Mục 5 Công văn số 4114/BCA-ANCTNB của Bộ Công an ngày 25/11/2022 về việc hướng dẫn thực hiện một số quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước quy định: “Ban hành nội quy bảo vệ bí mật nhà nước đối với cơ quan, đơn vị có tổ chức cơ sở đảng: tổ chức cơ sở đảng ở cơ quan, đơn vị không phải ban hành nội quy riêng mà áp dụng theo nội quy bảo vệ bí mật nhà nước của cơ quan, đơn vị đó.”
Theo quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018, bí mật nhà nước là gì ?
Đáp án: B. Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018 quy định: “Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật này, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Hình thức chứa bí mật nhà nước bao gồm tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác.”
Việc mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ để phục vụ công tác ở trong nước phải được ai đồng ý?
Đáp án: B Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 14 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018 quy định: “Việc mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ để phục vụ công tác ở trong nước phải được người đứng đầu hoặc cấp phó được ủy quyền của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý bí mật nhà nước cho phép”.
Hành vi sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không đúng quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Đáp án: B. Căn cứ pháp lý: Điểm b Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình: “Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: b) Sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không đúng quy định của pháp luật;”
Tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước; tội làm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước được quy định như thế nào?
Đáp án: C. Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 338 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định Tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước; tội làm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước như sau: “Người nào vô ý làm lộ bí mật nhà nước hoặc làm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”
Việc xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước phải căn cứ vào đâu?
Đáp án: A. Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 10 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018 quy định: “Việc xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước phải căn cứ vào danh mục bí mật nhà nước và quy định của Luật này.”
Hành vi nào sau đây bị coi là hành vi xâm phạm bí mật nhà nước trên không gian mạng theo Luật An ninh mạng năm 2018 ?
Đáp án: D. Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 17 Luật An ninh mạng năm 2018 quy định: “Hành vi gián điệp mạng; xâm phạm bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên không gian mạng bao gồm: a) Chiếm đoạt, mua bán, thu giữ, cố ý làm lộ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; b) Cố ý xóa, làm hư hỏng, thất lạc, thay đổi thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư được truyền đưa, lưu trữ trên không gian mạng; c) Cố ý thay đổi, hủy bỏ hoặc làm vô hiệu hóa biện pháp kỹ thuật được xây dựng, áp dụng để bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư; d) Đưa lên không gian mạng những thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trái quy định của pháp luật; đ) Cố ý nghe, ghi âm, ghi hình trái phép các cuộc đàm thoại; e) Hành vi khác cố ý xâm phạm bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư.”
Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước?
Đáp án D. Căn cứ pháp lý: Khoản 1, 2, 5 Điều 5 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước: 1. Làm lộ, chiếm đoạt, mua, bán bí mật nhà nước; làm sai lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. 2. Thu thập, trao đổi, cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước trái pháp luật; sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển, giao, nhận, thu hồi, tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trái pháp luật. … 5. Soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp lưu giữ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về cơ yếu.”
Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đáp ứng yêu cầu nào?
Đáp án: D. Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 23 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018 quy định: “Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: a) Không để bị lộ, bị mất bí mật nhà nước; b) Quá trình tiêu hủy phải tác động vào tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước làm thay đổi hình dạng, tính năng, tác dụng; c) Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước sau khi tiêu hủy không thể phục hồi hình dạng, tính năng, tác dụng, nội dung.”
BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC
0 Đã bình luận
Có thể để lại bình luận
Bạn có muốn tham gia bình luận?