Tìm hiểu Công ước quốc tế và pháp luật Việt Nam về quyền dân sự, chính trị
Bài dự thi được coi là hợp lệ khi người dự thi trả lời đủ 26 câu hỏi trong 45 phút. Bạn đã sẵn sàng chưa?
Quyền của người thiểu số được Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) quy định như thế nào?
Đáp án đúng là C, cụ thể: Điều 27 Theo Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị quy định: Ở những quốc gia có nhiều nhóm thiểu số về sắc tộc, tôn giáo và ngôn ngữ, những cá nhân thuộc các nhóm thiểu số đó, cùng với những thành viên khác của cộng đồng mình, không bị khước từ quyền có đời sống văn hoá riêng, quyền được theo và thực hành tôn giáo riêng, hoặc quyền được sử dụng ngôn ngữ riêng của họ.
Theo Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR), mỗi quốc gia có thể có bao nhiêu công dân là thành viên của Uỷ ban Quyền con người
Đáp án đúng là A, cụ thể: Điều 31 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị quy định: 1. Mỗi quốc gia chỉ có thể có một công dân là thành viên của Uỷ ban. 2. Việc bầu cử các thành viên của Uỷ ban phải tính đến sự phân bố công bằng về mặt địa lý và sự đại diện của các nền văn hoá khác nhau, cũng như các hệ thống pháp lý chủ yếu
Công dân Việt Nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân?
Đáp án đúng là B, cụ thể: Điều 27 Hiến pháp năm 2013 quy định: Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.
Theo Luật Báo chí năm 2016, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân được quy định như thế nào:
Đáp án đúng là D theo Điều 11 Luật Báo chí năm 2016 quy định : 1. Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới. 2. Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. 3. Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác
Ở nước ta, quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của mọi người được Hiến pháp quy định như thế nào?
Đáp án đúng là C, cụ thể: Điều 38 Hiến pháp năm 2013 quy định: - Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh. - Nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người khác và cộng đồng
Nội dung nào sau đây không thuộc quy định Bộ Luật Dân sự 2015 về quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình?
Đáp án đúng là D theo Điều 38 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định: 1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. 2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác. 3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định. 4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) quy định như thế nào về quyền bảo vệ sự riêng tư?
Đáp án đúng là D, cụ thể: Điều 17 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị quy định: - Không ai bị can thiệp một cách tuỳ tiện hoặc bất hợp pháp vào đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hoặc bị xâm phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín. - Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những can thiệp hoặc xâm phạm như vậy.
Theo Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR), Uỷ ban Quyền con người gồm bao nhiêu thành viên:
Đáp án đúng là B, cụ thể: Khoản 1 Điều 28 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị quy định 1. Một Uỷ ban Quyền con người sẽ được thành lập (sau đây gọi là Uỷ ban). Uỷ ban gồm 18 thành viên và có những chức năng như quy định dưới đây: 2. Thành viên Uỷ ban là công dân của các quốc gia thành viên Công ước này và phải là những người có phẩm chất đạo đức tốt, được thừa nhận là có năng lực trong lĩnh vực về quyền con người, có xem xét tới lợi ích từ việc tham gia của những người có kinh nghiệm pháp lý. 3. Các thành viên của Uỷ ban sẽ được bầu ra để làm việc với tư cách cá nhân.
Quyền tự quyết theo quy định của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) quy định như thế nào?
Đáp án đúng là C, cụ thể: Khoản 1 và 2 Điều 1 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị quy định: - Mọi dân tộc đều có quyền tự quyết. Xuất phát từ quyền đó, các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị của mình và tự do phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá. - Vì lợi ích của mình, mọi dân tộc đều có thể tự do định đoạt tài nguyên thiên nhiên và của cải của mình, miễn là không làm phương hại đến các nghĩa vụ phát sinh từ hợp tác kinh tế quốc tế mà dựa trên nguyên tắc các bên cùng có lợi và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không được phép tước đi những phương tiện sinh tồn của một dân tộc
Quyền trẻ em được Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) ghi nhận như thế nào?
Đáp án đúng là D, cụ thể: Điều 24 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị quy định: - Mọi trẻ em, không phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản hoặc dòng dõi đều có quyền được hưởng những biện pháp bảo hộ của gia đình, xã hội và nhà nước cần thiết cho người chưa thành niên. - Mọi trẻ em đều phải được đăng ký khai sinh ngay sau khi ra đời và phải có tên gọi. - Mọi trẻ em đều có quyền có quốc tịch
Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng hình thức nào?
Đáp án đúng là A, theo Điều 6 Hiến pháp 2013, Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước
Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hiến pháp và pháp luật công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm các quyền nào sau đây?
Đáp án đúng là D, cụ thể: Khoản 1 Điều 14 Hiến pháp năm 2013: Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (International Convenant on Civil and Political Rights - được viết tắt là ICCPR) được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày tháng năm nào?
Đáp án đúng là C, cụ thể: Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (International Convenant on Civil and Political Rights) được thông qua và để ngỏ cho các quốc gia ký, phê chuẩn và gia nhập theo Nghị quyết số 2200 (XXI) ngày 16/12/1966 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Có hiệu lực ngày 23/3/1976.
Ở nước ta, công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân?
Đáp án đúng là B, cụ thể: Điều 29 Hiến pháp năm 2013 quy định: Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.
Nội dung nào là nguyên tắc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin theo Luật Tiếp cận thông tin năm 2016?
Đáp án đúng là D theo Điều 3 Luật tiếp cận thông tin 2016
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gia nhập Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (International Convenant on Civil and Political Rights - được viết tắt là ICCPR) vào ngày tháng năm nào?
Đáp án đúng là A, cụ thể: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gia nhập Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị vào ngày 24/9/1982.
Việc hạn chế quyền dân sự được quy định như thế nào trong Bộ Luật Dân sự năm 2015?
Đáp án đúng là B, Điều 2 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định: 1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền dân sự được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. 2. Quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng
“Mọi hình thức tuyên truyền cho chiến tranh đều bị pháp luật nghiêm cấm; mọi chủ trương gây hằn thù dân tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo để kích động sự phân biệt đối xử về chủng tộc, sự thù địch, hoặc bạo lực đều phải bị pháp luật nghiêm cấm” được quy định tại Điều bao nhiêu của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR)?
Đáp án đúng là C, cụ thể: Điều 20 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị quy định: - Mọi hình thức tuyên truyền cho chiến tranh đều bị pháp luật nghiêm cấm. - Mọi chủ trương gây hằn thù dân tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo để kích động sự phân biệt đối xử về chủng tộc, sự thù địch, hoặc bạo lực đều phải bị pháp luật nghiêm cấm
Từ năm 1945 khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đến nay, nước ta có bao nhiêu bản Hiến pháp ?
Đáp án đúng là D, cụ thể: Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013
Theo Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR), mọi công dân không có bất kỳ sự hạn chế bất hợp lý nào, đều có quyền và cơ hội để:
Đáp án đúng là D, cụ thể: Điều 25 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị quy định : Mọi công dân, không có bất kỳ sự phân biệt nào như đã nêu ở điều 2 và không có bất kỳ sự hạn chế bất hợp lý nào, đều có quyền và cơ hội để: a) Tham gia điều hành các công việc xã hội một cách trực tiếp hoặc thông qua những đại diện do họ tự do lựa chọn; b) Bầu cử và ứng cử trong các cuộc bầu cử định kỳ chân thực, bằng phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín, nhằm đảm bảo cho cử tri được tự do bày tỏ ý nguyện của mình; c) Được tiếp cận với các dịch vụ công cộng ở đất nước mình trên cơ sở bình đẳng.
2 Đã bình luận
Có thể để lại bình luận
Bạn có muốn tham gia bình luận?